Trong thế giới bảo hiểm đầy ràng buộc và quyền lực, một người phụ nữ đơn độc bị loại khỏi vị trí họ từng gắn bó, cống hiến 20 năm – mà không một lời giải thích thỏa đáng. Tưởng như câu chuyện ấy sẽ rơi vào im lặng vĩnh viễn, nhưng rồi, trong sự kiên nhẫn và bản lĩnh, một cuộc đấu trí âm thầm đã diễn ra – bằng hành động lặng lẽ nhưng quyết liệt, Luật sư từng bước xoay chuyển cục diện và kiến tạo công bằng.

Một vụ việc nhỏ giữa một thị trường lớn
Câu chuyện của bà P.T.T N – nguyên Giám đốc Tổng Đại lý H.Đ thuộc hệ thống kinh doanh của Dai-ichi Việt Nam, thoạt nhìn chỉ như một tranh chấp nội bộ quen thuộc trong ngành bảo hiểm. Nhưng đằng sau vẻ ngoài đơn giản ấy là những chuỗi ngày căng thẳng, dồn nén và đầy thử thách, nơi các toan tính quản trị va chạm, xung đột trực tiếp với quyền lợi cá nhân và phẩm giá nghề nghiệp.
Mọi chuyện khởi đầu từ một quyết định chấm dứt hợp đồng bất ngờ, thiếu minh bạch về quy trình và hoàn toàn không cho bà N cơ hội được lên tiếng. Trong một ngành vốn vận hành theo hệ thống kỷ luật nội bộ nghiêm ngặt, bà – một người phụ nữ độc lập, từng đạt nhiều thành tích trong vai trò lãnh đạo đại lý bỗng chốc bị đẩy ra bên lề cuộc đua. Sự cô lập diễn ra âm thầm, nhanh chóng, khiến vụ việc càng trở nên khó tiếp cận và dễ rơi vào quên lãng.
Người phụ nữ yếu thế và lựa chọn không dễ dàng
Trước sức ép tâm lý nặng nề, bà N hoàn toàn có thể chọn cách rút lui, như rất nhiều người khác từng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Nhưng thay vì nhẫn nhịn, bà chọn bước ra ánh sáng. Quyết định ấy đã đưa bà đến với Hãng Luật La Défense – nơi mở đầu cho một hành trình pháp lý đầy gai góc, nhưng cũng chính đáng và đầy sức thuyết phục.
Ngay từ những ngày đầu tiếp nhận hồ sơ, Luật sư Lưu Tiến Dũng – Chánh Văn phòng đã nhận ra bản chất không đơn thuần của vụ việc. Đằng sau quyết định kỷ luật là những xung đột âm ỉ về chính sách, danh dự, và cả cơ chế phân phối nội bộ, những vấn đề mà rất ít người dám công khai chất vấn. Với bản lĩnh của một người hành nghề tranh tụng dày dạn và luôn đứng về phía bên yếu thế hơn, ông Dũng cùng cộng sự đã xác lập rõ chiến lược tiếp cận: điềm tĩnh, không đối đầu, nhưng tuyệt đối không lùi bước, không khoan nhượng.
Lá thư pháp lý và cuộc đấu trí trong thầm lặng
Không chọn đưa vụ việc lên truyền thông, cũng không tổ chức họp báo hay kêu gọi dư luận mạng xã hội, La Défense tiến hành một chuỗi công văn pháp lý được xây dựng công phu, từng bước làm rõ các sai phạm về thủ tục, các xung đột lợi ích, và những biểu hiện bất công trong cách xử lý nội bộ của doanh nghiệp. Mỗi công văn là một bước đi được tính toán kỹ lưỡng, ngôn từ chuẩn xác, dẫn chiếu chặt chẽ các quy định pháp luật, nhưng vẫn giữ được sự điềm đạm, tránh tạo nên những đối đầu, căng thẳng không cần thiết.
Dưới sự dẫn dắt trực tiếp của luật sư Dũng, quá trình thương lượng được triển khai theo nguyên tắc "vừa đánh vừa đàm" – không tấn công trước, nhưng cũng không để thân chủ bị đẩy ra khỏi bàn đàm phán. Có thời điểm, phía Tập đoàn giữ im lặng kéo dài, như muốn thử thách sự kiên nhẫn. Nhưng chính sự im lặng ấy lại trở thành động lực để La Défense tăng cường luận lý, củng cố hồ sơ, đẩy vụ việc lên một tầm cao chiến lược – không vội vàng nhưng chắc chắn.
Cuộc gặp định mệnh: Khi công lý lên tiếng
Chỉ sau ba công văn chính thức, cục diện vụ việc đã bất ngờ thay đổi. Không còn những hồi đáp sơ sài từ bộ phận pháp chế, mà là một động thái chưa từng có: Giám đốc Vùng H.N cùng Giám đốc Kiểm soát nội bộ từ TP. HCM – hai nhân sự cấp cao trực tiếp ra Hà Nội để gặp bà N và trao đổi.
Buổi làm việc diễn ra trong không khí trang trọng nhưng căng thẳng. Điều bất ngờ là phía Dai-ichi Việt Nam thẳng thắn thừa nhận những thiếu sót trong quá trình xử lý vụ việc, đồng thời đề xuất khôi phục toàn bộ quyền lợi chính đáng cho bà N – từ vị trí công tác, thương hiệu cá nhân cho đến các chế độ tài chính.
Dù vốn là người kín tiếng, bà Nga cũng không giấu được sự xúc động. Đó không chỉ là một cuộc gặp hành chính – mà là giây phút công lý được thực thi. Âm thầm, đúng lúc và đầy thuyết phục.
Trái ngọt cho một hành trình bền bỉ
Bà N đã giành lại được danh dự, quyền lợi và quan trọng hơn là niềm tin vào luật pháp. Nhưng người để lại dấu ấn rõ nét nhất trong toàn bộ hành trình chính là luật sư Lưu Tiến Dũng – người đã dẫn dắt không chỉ bằng lý lẽ, mà bằng bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, trí tuệ pháp quyền sắc sảo nhưng đầy nhân văn.
Ông chia sẻ, vụ việc này không đơn thuần là một tranh chấp pháp lý, mà là minh chứng cho việc: luật sư có thể là lực lượng góp phần cân bằng quyền lực trong xã hội, là người dám đứng ở tuyến đầu để bảo vệ những cá nhân bị cô lập bởi hệ thống.
La Défense và sứ mệnh Người biện hộ
Trong thời đại mà nghề biện hộ đang bị thử thách bởi nhiều trào lưu ồn ào, La Défense nổi bật không bởi sự hiện diện truyền thông hào nhoáng, mà bởi các vụ việc thực tế – nơi họ hiện diện đúng lúc, đúng cách và hiệu quả.
Triết lý hành nghề của La Défense không đặt nặng sự thắng – thua hay đúng – sai mà hướng đến quyền, lợi ích hợp pháp thực sự của thân chủ được bảo vệ. Và vụ việc của bà Nga đã trở thành một minh chứng sống động cho sứ mệnh ấy: không khoa trương, không thỏa hiệp, nhưng quyết liệt, nhẫn nại và cuối cùng – đủ sức làm thay đổi cục diện.
Chia sẻ thêm, đại diện Hãng luật La Défense nhắn gửi, không phải mọi thân chủ đều có thể giành lại được tất cả quyền lợi của họ. Nhưng nếu có một luật sư đủ dũng cảm bảo hộ, thì hành trình đi tìm công lý – dù gian nan đến mấy vẫn có thể kết thúc bằng hiện thực niềm tin và ánh sáng cuối con đường.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
